Tìm kiếm

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sơn la 120trang | KINH TẾ | LUANVAN.VN CHIA SẺ LUẬN VĂN, TÀI LIỆU, ĐỀ TÀI THAM KHẢO

nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sơn la 120trang | KINH TẾ | LUANVAN.VN CHIA SẺ LUẬN VĂN, TÀI LIỆU, ĐỀ TÀI THAM KHẢO



TÓM TẮT LUẬN VĂN

Là chi nhánh cấp cấp tỉnh trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam, trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Sơn La đã tổ chức thực hiện tốt chính sách tín dụng của Nhà nước đối với kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tín dụng hộ sản xuất đã trở thành hoạt động chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Sơn La. Tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT Sơn La đã có biểu hiện chững lại và bộc lộ những yếu tố rủi ro tiềm ẩn làm giảm chất lượng tín dụng Trước thực tế đó của hoạt động tín dụng, trước yêu cầu của hoạt động kinh doanh, trước yêu cầu và mục tiêu của chính sách tín dụng  của Nhà nước.Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn đến sự thành công của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La trong chiến lược huy động và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển. Nâng cao chất lượng không chỉ là những biện pháp cải thiện chất lượng mà phải bao gồm những biện pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, có như vậy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sơn La mới ngày càng phát triển, hòa nhập được với xu thế tiên tiến của công nghệ ngân hàng Nhận thức được vấn đề đó, tôi đã lựa chọn luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La” làm luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài là khảo sát, đánh giá và xác định những nguyên nhân làm cho hệ thống chất lượng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La chưa thực sự tốt, từ đó đưa ra những giải pháp mở rộng và nâng cao chất chất lượng tín dụng hộ sản xuất, nhằm giúp Chi nhánh giữ được thị trường và mở rộng thị phần đối với loại hình khách hàng la hộ sản xuất. Thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn bố cục gồm 03 chương chính: Chương 1: Lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại; Chương 2: Thực trạng chất
lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHN­­o &  PTNT tỉnh Sơn La; Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHN­­o & PTNT tỉnh Sơn La. Tóm tắt những nội dung chính như sau:
1. Cơ sở lý luận
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về một số vấn đề sau:
- Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương Mại (NHTM): Khái niệm về NHTM, chức năng của NHTM, các dịch vụ của ngân hàng thương mại, vai trò của NHTM đối với sự phát
triển kinh tế đất  nước 

- Tín dụng ngân hàng: Khái niệm tín dụng ngân hàng, đặc điểm của Tín dụng Ngân hàng, phân loại tín dụng, vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Chất lượng tín dụng ngân hàng: Khái niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng, một số chỉ tiêu
đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
2. Đánh giá thực trạng
Dựa trên nền tảng lý thuyết đã nêu trên; bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, thăm dò ý kiến của cán bộ công, viên chức tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La bằng phiếu khảo sát… với các thông tin thứ cấp được thu thập từ hồ sơ xem xét lãnh đạo, đánh giá nội bộ, xử lý công việc không phù hợp, khiếu nại của công dân, hành động khắc phục phòng ngừa, cải tiến và các báo cáo, số liệu thống kê của các phòng, ban trực thuộc trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 đến hết tháng 12 đầu năm 2009. Chúng tôi đã
làm rõ được một số nội dung chính sau:

Một là: Cho vay kinh tế hộ, Chi nhánh đã góp phần thực hiện thành công đường lối đổi mới kinh tế của Đảng nói chung; thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng như: Chỉ thị 100/CT của Ban Bí thư TW Đảng về “Khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động” (thường gọi là “khoán hộ”), Chỉ thị 202/CT. Nghị định số: 14/CP, Quyết định số: 67/1999/QĐ-TTg và chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh tế trang trại ... của ccs địa phương. 
Nguồn vốn cho vay của Chi nhánh đã hỗ trợ, tạo điều kiện để các địa phương thực hiện các dự án “điện, đường, trường, trạm”, các Hộ gia đình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá. Xoá bỏ cơ bản tình trạng du canh, du cư; thay đổi tập tục sản xuất, chuyển từ tự sản, tư tiêu thành sản xuất hàng hoá.
Hai là: Hàng năm có hàng trục nghìn lượt hộ được vay vốn. Dư nợ kinh tế hộ không ngừng tăng trưởng, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng đời sống cơ bản được đáp ứng đã tạo điều kiện, cơ hội để tạo lập hàng triệu việc làm; giảm thiểu thời gian nông nhàn. Góp phần khôi phục và phát triển làng nghề; làng sản phẩm hàng hoá cho xã hội và thu nhập cho từng gia đình, cá nhân đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Bộ mặt nông thôn (điện, đường, trường, trạm) không ngừng được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn được giữ vững.
Ba là: Triển khai thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, NHNo&PTNT Việt Nam và TW Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết Nghị quyết Liên tịch số 2308 và số 02.Với việc hình thành các tổ vay vốn, tình làng, nghĩa xóm, tính cộng động, sự tương trợ giữa các hội viên – Hộ gia đình – không ngừng được nâng cao, bền chặt. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La tạo lập được một kênh dẫn vốn đến với hộ gia đình rất hiệu quả; Từng bước xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi, tạo cơ hội cho Hộ gia đình co thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp tiếp cận được nguồn vốn vay Ngân hàng. Cũng thông qua hoạt động của tổ vay vốn,các cấp Hội có cơ sở, điều kiện để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động,kết nạp thêm thành viên.
Bốn là: Nông nghiệp, nông thôn,
nông dân có sự “thay da,đổi thịt” rõ rệt, tạo nên sự phát triển bền vững, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao,thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với thành thị; từ đó chuyển tải được những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào vào cuộc sống, tạo lập sự gắn kết giữa Đảng – Dân và Dân – Đảng ngày càng sâu đậm, bền chặt; Niềm tin của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ ngày càng được củng cố và nâng cao. Vai trò vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được phát triển, mở rộng.
Một là: Thông qua cho vay kinh tế hộ, Chi nhánh đã mở ra một thị trường mới, khẳng
định một hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
Nông nghiệp, nông thôn là một thị trường rộng, môi trường hoạt động rất khó khăn với chi phí cao, rủi ro lớn, cho vay nông dân là những khoản vay nhỏ, phân tán, đặc biệt là đối với vùng II, vùng III; hàng năm lại không được Ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất hoặc bù lỗ, nhưng Chi nhánh đã biết vận dụng sáng tạo cơ chế thị trường định hướng XHCN vào
hoạt động cho vay. Có thể khẳng định rằng: Chi Nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La là động lực đẩy nông dân phát triển và nông
dân cũng là động lực thúc đẩy Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La  phát triển.
Hai là: Chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện từ cho vay DNNN là chủ yếu sang tập trung cho vay hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân với nhiều phương thức cho vay, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, sửa đổi cơ bản quy trình, thủ tục,hồ sơ vay vốn,Chi nhánh đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ nhân viên trong hệ thống.
Với sự chuyển hướng mạnh bạo, kịp thời, kiên quyết và những bước đi thích hợp trong quản trị điều hành, tổ chức thực hiện từng thời kỳ,Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La luôn luôn khẳng định: nông nghiệp, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ đạo, là thị trường chủ yếu cần phải được chiếm lĩnh: hộ gia đình, cá nhân là khách hàng truyền thống, cơ bản, lâu dài; Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng tiềm năng cần đặc biệt quan tâm phát
triển.
Ba là: Từ thực hiện hoạt động, bằng những bài học kinh nghiệm Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La đã xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách nói chung, cơ chế tín dụng nói riêng phù hợp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện đa dạng hoá đối tượng vay vốn, thường xuyên cải tiến và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo hướng đơn giản đến mức tối đa có thể cho phép. Cơ chế bảo đảm tiền vay luôn được quan tâm tháo gỡ, tạo mọi điều kiện để hộ gia đình ở nông thôn (thường không có hoặc không đầy đủ tài sản thế chấp) thoả mãn các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ tiêu dùng, đời sống.
Bốn là: Tham gia đầu tư mạnh vào thị trường nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp
phần đẩy nhanh và mở rộng khối lượng tín dụng của toàn hệ thống, năng suất lao
động tưng bước được tăng lên. Tỷ lệ thu hết nợ gốc, lãi tiền vay luôn đạt trên
90% số khoản vay. Chất lượng tín dụng không ngừng được cải thiện, nâng lên, tỷ
lệ nợ quá hạn (nợ xấu) thấp.
Một là: Nguồn vốn không ngừng tăng trưởng, với tốc độ tăng trên 30% mỗi năm. Tuy nhiên nguồn vốn trung, dài hạn và vốn bằng ngoại tệ còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn: đến 31/12/2009 nguồn vốn có kỳ  hạn trên 12 tháng chỉ đạt 860.300.000 triệu đồng, bằng 35% tổng số vốn. Khả năng tự cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu vay của vùng thành thị và nông thôn... có sự chênh lệch lớn, do đó chưa có sự chủ động và điều kiện để thoả mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA chuyển cho Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Sơn La để cho vay nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg không có.
Hai là: Khối lượng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La tuy đã chiếm tỷ trọng khá cao so với các khu
vực kinh tế và các tổ chức tín dụng khác, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu vốn của
kinh tế nông nghiệp, nông thôn: còn dàn trải, manh mún, thiếu trọng tâm, trọng
điểm; suất đầu tư cho một đơn vị diện tích, cây, con hoặc cho một hộ gia đình
còn thấp (bình quân mới đạt trên 20 triệu đồng/hộ).
Đầu tư giữa các vùng chưa cân đối, chưa tương xứng với nhu cầu và sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Một số chi nhánh còn tập trung khối lượng vốn quá lớn vào các dự án bất động sản, khu vực đô thị lớn, chưa coi trọng việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chưa gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ tron đầu tư tính dụng.
Ba là: Một bộ phận cán bộ tín dụng thiếu và yếu những kiến thức về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp do đó hoạt động tín dụng chưa có sự phối kết hợp, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Việc thông tin, phổ cập những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách, hồ sơ thủ tục, tư vấn cho khách hàng sư dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả còn hạn chế.
Mặt khác, với việc đầu tư cho nôn nghiệp nông dân, nông thôn thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng, mức trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản vay không có tài sản thế chấp cao, trong khi khả năng xử lý, thu hồi nợ thường khó khăn, chi phí cao. Cho vay kinh tế hộ,đòi hỏi một cán bộ tín dụng phải quản lý, theo dõi một số lượng khách hàng khá lớn, nhiều khi vượt quá khả năng, năng lực, do đó có lúc, có nơi xuất hiện tư tưởng cầm chừng ngại mở rộng khối lượng tín dụng: thiếu năng động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo hoặc thực thi của đội ngũ cán bộ tín dụng.
Bốn là: Dự nợ đầu tư cho các HTX còn ở mức khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Nguyên nhân cơ bản là vốn tự có của các HTX quá thấp, hoạt động HTX thường kém hiệu quả thiếu dự án phương án khả thi, hiệu quả; ở một số địa phương dư nợ khó thu hồi từ HTX đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của chi nhánh nhno&PTNT tỉnh Sơn La. Hiện nay các HTX hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ một số khâu cho xã viên, nhu cầu vốn thấp và không thường xuyên, trong khi xã viên – hộ nông dân – là người vay vốn chủ yếu thì đã được Ch Nhánh nhno&PTNT tỉnh Sơn La cho vay trực tiếp. 
Năm là: Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã được quan tâm và tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên với sự chủ động của các chi nhánh cũng như việc thành lập các đoàn kiểm tra theo chương trình của Trụ sở chính. Tuy nhiên,việc chậm hoặc không phát hiện được những sai phạm, những vụ việc tiêu cực còn xảy ra ở một số chi nhánh. Việc phân loại, xếp hạng khách hàng, phân loại nợ chưa làm thường xuyên và có chất lượng.Tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu ở một số chi nhánh còn cao.
Sáu là:  Thống kê báo cáo, thông tin kinh tế của các chi nhánh và Trụ sở chính về về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu nhanh nhạy, kịp thời, chuẩn xác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chính xác, khách quan những kết quả, hạn chế trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp,nông thôn cũng như hoạch định những định hướng, mục tiêu của HĐQT. Ban điều hành.
Bảy là: Với việc thành lập thêm nhiều Ngân hàng Cổ phần trong những năm qua và sự cạnh tranh quyết liệt về thị phần, thị trường thông qua cơ chế lãi suất, cơ chế bảo đảm tiền vay của các Ngân hàng Cổ phần, Ngân hàng Chính sách Xã hội ...cũng là một trong các nguyên nhân làm cho thị phần và kết quả đầu tư vốn Chi nhánh nhno&PTNT tỉnh Sơn La bị ảnh hưởng.
3. Các giải pháp
Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La. Chúng tôi đã đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sơn La như:
a. Nhóm giải
pháp về mở rộng tín dụng hộ sản xuất
+  Tăng cường
truyền thông chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất
+ Kết hợp cho và tư vấn đầu tư đối với hộ sản xuất
+  Đảm bảo đủ vốn
để đáp ứng nhu cầu hộ sản xuất
b. Nhóm giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT tỉnh Sơn La
+ Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ
+ Triển khai quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất
c. Các giải
pháp hỗ trợ để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất
+ Tiếp tục đào tạo phát triển nguồn nhân lực
+  Nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra, kiểm  soát
+ Tăng cường các biện pháp phối kết hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng
bù đắp rủi ro để xử lý   theo quyết định
của Ngân hàng Nhà nước:
Việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình nói riêng là tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, phù hợp với quy luật vận động và phát triển kinh tế của Đất nước, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất nước đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (là thị trường
đầu tư chủ yếu của NHNo & PTNT Việt Nam). Nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT nói riêng với các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đạt hiệu quả cao.
Sau một thời gian học tập nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã manh dạn chọn đề tài về Giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Kết quả là:
Trong đề tài đã đề cập tới mục tiêu hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng như những giải
pháp thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Trong đó, chủ yếu là các giải pháp thực
hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ gia
đình nói riêng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Giới thiệu chương trình đào tạo của các tổ chức giáo dục

Giới thiệu các chương trình đào tạo tại : http://luanvan.vn/info/khoa-dao-tao.html
Nhằm tạo kênh thông tin giáo dục - giúp người học và đơn vị đào đạo có được thông tin về nhau.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

LUẬN VĂN LUẬN ÁN THAM KHẢO - ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ - LUẬN VĂN CAO HỌC



THS-A46861 Lao động nữnông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 122 TRANG
THS-A46862 Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 135 trang
THS-A46863 một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 111trang
THS-A46864 Giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển Kinh tế ở Hà Nội trong thời gian tới
THS-A46865 Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
THS-A46866 phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (93 trang)
THS-A46867 Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (138 trang)
THS-A46868 Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
THS-A46869 Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội
THS-A46870 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank
THS-A46871 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
THS-A46873 Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây
THS-A46874 Nghiên cứu phân bổ tối ưu bộ chuyển đổi bước sóng trong mạng AON
THS-A46875 Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu Á
THS-A46877 Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng Khoán việt nam (155 trang)
THS-A46878 Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (99 trang)
THS-A46879 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi xuất tại việt nam exeimbank (84 trang)
THS-A46880 Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (108 trang )
THS-A46881 Rủi ro tín dụng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước (81 trang)
THS-A46882 Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội (111 trang)
THS-A46883 Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành hà nội trong quá trình đô thị hóa (132 trang)
THS-A46884 Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp (115 trang)
THS-A46885 Hoàn Thiện Hệ Thống Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần May10- Garco10 (137 trang)
LA-46886 Phát triển nguồn nhân lực của tập đoàn điện lực Việt Nam đến năm 2015 (Luận án tiến sĩ 265 trang)
LA-46887 Phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam (luận án tiến sĩ 210 trang)
THS-A46888 Phát triển nguồn nhân lực vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ đến năm 2020 (128 trang)
THS-A46889 Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân lý lý hóa (luận văn thạc sĩ hóa học chuyên ngành hóa phân tích 155 trang)
THS-A46890 Phân tích chiến lược kinh doanh cho tập đoàn truyền thông đa phương tiện VTC (Tập đoàn truyền thông đa phương tiện vtc – phân tích và đánh giá chất lượng doanh nghiệp 59 trang)
THS-A46891 Ước lượng sức sinh lợi của giáo dục việt nam (luận văn thạc sĩ kinh tế 115 trang)
THS-A46892 Giải pháp phát triển dịch vụ homebanking tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng 79 trang)
THS-A46893 một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam 120 trang
THS-A46894 Tỷ giá hối đoái thựccán cân thượng mại của việt nam 139 trang

Một số đồ án kĩ thuật Tại đây
Một số đề tài về chuyên ngành xã hội
Và nhiều đề tài khác bạn có thể tham khảo:
THAM KHẢO ĐỀ TÀI THÊM TẠI MỘT SỐ ĐỊA CHỈ WEBSITE DƯỚI ĐÂY
LUẬN VĂN.VN - LUAN VAN.VN
LUẬN VĂN.NET - LUANVAN.NET
Email: luanvan.net@gmail.com
yahoochat: maidongtk
yahoochat: luanvannet
skychat: luanvannet